Địa nhiệt

Geothermal energy

Friday, May 27, 2005

Geothermal Education

Geothermal Education Office

image map of site links


Geothermal Facts Introductory / Advanced / Glossary

[Worldwide Data and Map] [Geothermal Slide Show]
[Ask an Expert] [More About Energy]
[ Classroom & Public InformationMaterials]
[More Hot Websites] [About GEO]



GEOTHERMAL GUIDE

Khai thác nguồn năng lượng sạch từ đá núi lửa


(10:24 29-03-2005)

Với mục đích giúp các nước châu Phi tiếp cận nguồn năng lượng sạch rẻ trong lúc giá dầu trên thế giới đang tiếp tục tăng cao, chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) trong năm nay sẽ triển khai dự án sử dụng công nghệ địa nhiệt mới chuyên khai thác sức nóng từ lớp đá núi lửa nằm sâu bên dưới thung lũng Rift để sản xuất điện năng.


Thung lũng Rift chạy dài qua 13 quốc gia châu Phi từ Sudan, Ethiopia, Eritrea, Djibouti, Somalie, Kenya, Uganda, Rwanda, Burundi, CHDC Congo, Tanzania, Malawi đến Mozambique. UNEP cho rằng công nghệ địa nhiệt là giải pháp lý tưởng cho khát vọng cải thiện chất lượng cuộc sống của lục địa đen và thung lũng Rift là nơi rất thích hợp để thực hiện thí điểm công nghệ mới này.


Một qui trình sản xuất điện bằng công nghệ địa nhiệt sẽ bắt đầu từ lúc mưa rơi xuống vùng thung lũng, thẩm thấu vào các lớp đá nóng và bị giữ lại dưới dạng hơi nước nóng. Khi khoan vào các lớp đá này, hơi nước được giải phóng và sẽ được tận dụng để vận hành các tua-bin sản xuất điện. Các chuyên gia UNEP cho rằng thung lũng Rift có lớp đá mới hình thành nên năng lượng tạo ra sẽ hoàn toàn không có carbon.

Theo một báo cáo gần đây của Hiệp hội năng lượng địa nhiệt Mỹ, những lớp đá nóng dưới thung lũng Rift có thể tạo ra đến 6,5 Gigawatt điện năng. Đến nay, ở châu Phi mới chỉ có Kenya khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt và bước đầu xây dựng một trạm sản xuất điện với công suất khoảng 120 megawatt. Theo người phát ngôn UNEP, trước khi dự án này được triển khai, ngoài vấn đề tài chính, chương trình cần khắc phục trở ngại về mặt kỹ thuật.


Hiện nay, kỹ thuật khoan dùng trong công nghệ địa nhiệt (phần lớn dựa theo kỹ thuật khoan giếng dầu) không thích hợp trong môi trường nhiệt độ quá cao như trong lớp đá núi lửa dưới thung lũng Rift. UNEP cũng tỏ ra tin tưởng rằng năng lượng địa nhiệt không những là nguồn năng lượng sạch có lợi cho môi trường mà sẽ mở ra cuộc cách mạng năng lượng “xanh” ở Phi châu.

Nguồn trích : SGGP, 29/3/2005


Nhà máy điện địa nhiệt Bình Định


1. Tên dự án: Nhà máy điện địa nhiệt

2. Mục tiêu của dự án:

Xây dựng nhà máy địa nhiệt điện có công suất từ 20 - 25 MW.

3. Địa điểm thực hiện:

Xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát (cách thành phố Quy Nhơn 35 km về phía bắc)

4. Yêu cầu về thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Hoà mạng vào lưới Quốc gia.

5. Hình thức đầu tư đề nghị:

100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh

6. Quy mô dự án dự kiến:

Vốn đầu tư khoảng 20 triệu USD.

7. Cơ sở hình thành dự án:

Suối nước khoáng nóng Hội Vân (xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát) có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên nhiệt độ bề mặt 860C (nhiệt độ turng bình của nguồn nước là 1050C); lưu lượng nước (từ 3 mũi khoan) hiện nay là 2.400 m3/ngày, phun tự nhiên nhờ áp lực trong lòng đất; hiện mới chỉ dùng vào việc phục vụ nhu cầu chữa bệnh.

Chính phủ đã có định hướng về xây dựng nhà máy điện địa nhiệt.

8. Các tiện ích phục vụ dự án như cơ sở hạ tầng, điện, nước, thông tin liên lạc:

Các địa điểm này thuận tiện về cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, giao thông, cung ứng lao động.

9. Địa chỉ liên hệ:

Sở Công nghiệp

Địa chỉ: 59 Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Điện thoại: 056. 812161, 822199, 822455 Fax: 056. 825043

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định

Địa chỉ: 83 Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Điện thoại: 056. 818888, 818889 Fax: 056. 818887

E-mail: ipcbinhdinh@vnn.vn citper@dng.vnn.vn

Website: www.binhdinhinvest.gov.vn


Tên dự án: Phát triển ăng lượng sạch ( phong điện , điện địa nhiệt )

Ðiều kiện hình thành dự án:

Tiềm năng phát triển năng lượng sạch:

  • Phát triển phong điện:
    Khu vực có khả năng phát triển nguồn năng lượng từ gió thuộc bán đảo Nhơn Hội, khu vực này có lượng mưa trung bình năm 1800-2300 mm, tập trung nhiều nhất là từ tháng
    l0- 12 trong năm, độ ẩm trung bình năm 78-80% cao nhất từ tháng l0- 12; nhiệt độ trung bình năm 26-28 0c, số giờ nắng 2300- 2500 giờ/năm. Chế độ gió trong năm của khu vực này gồm gió đông bắc và gió tây nam, tốc độ gió thấp nhất là 4,5 m/s và cao nhất 15 m/s...
    Ðịa đlểm khu vực Nhơn Hội có địa hình rộng, bằng phẳng... Nhìn chung điều kiện địa hình, khí hậu thủy văn , chế độ gió... thuận tiện cho việc xây dựng nhà máy phong điện.
  • Phát triển điện địa nhiệt:
    Khu vực có khả năng hình thành nhà máy điện địa nhiệt thuộc huyện Phù Cát. Tại đây có suối nước nóng Hội Vân, hiện đã đưa vào sử dụng với mục đích y tế, chữa bệnh. Nhiệt độ nước trong lòng đất bình quân khoảng 150oC, nhiệt độ nước bề mặt 85oC; diện tích bề mặt suối có thể xây dựng từ l0- 15 giếng khoan để đưa dòng nước nóng vào hệ thống sản xuất điện năng.

Ðịa điểm:

  • Ðịa điểm xây dựng nhà máy phong điện:
    • Nằm dọc theo bờ biển từ xã Cát Tiến huyện Phù Cát đến Nhơn Hội thuộc khu vực xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn.
    • Mặt bằng bán đo Nhơn Hội rộng, có thể mở rộng lên phía Tây, hiện trạng chủ yếu là đất cát, không bị ngập lụt, không có di sản văn hoá hay quần thể kiến trúc kiên cố, dân cư thưa thớt thuận lợi cho việc giải tỏa xây dựng các công trình. Ðịa chất khu vực ổn định.
    • Ðiều kiện hạ tầng liên quan:
      • Ðường bộ: Có 02 tuyến: Quy Nhơn - Tuy Phước - Nhơn Hội và Quy Nhơn - Phù Cát - Nhn Hội. Trong tương lai cả 02 tuyến nói trên sẽ được nhựa hoá . Ngoài ra, sau năm 2000 sẽ xây dựng cầu vượt qua đầm Thị Nại từ đường Ðống Ða qua Nhơn Hội
      • Ðường biển: Có 02 tuyến: Quy Nhơn-Nhơn Hội (phía Ðầm Thị Nại) và Quy Nhơn - Nhơn Lý (phía biển).
      • Cấp nước: Có trữ lượng nước ngầm phong phú, đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt cuả nhà máy. Có thể đưa nước máy từ Qui Nhơn sang.
  • Ðịa điểm xây dựng nhà máy diện địa nhiệt:
    • Thuộc xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, cách Quốc lộ lA khong 5km, cách sân bay Phù Cát khong 5km về phía Tây Nam, hiện đã có đường cấp phối nối Quốc lộ lA với khu vực suối nước nóng; có lưới điện Quốc gia và hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện.
    • Tổng diện tích mặt bằng xây dựng: 30 ha; trong đó :
      • Diện tích các giếng khoan: chiếm hầu hết diện tích mặt bằng
      • Diện tích nhà máy và văn phòng làm việc: 2 - 3 ha

Nội dung đầu tư:

  • Xây dựng nhà máy phong điện Nhơn Hội: Dự kiến công suất khoảng 50 MW.
  • Xây dựng nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân: dự kiến công suất 20 - 25 MW.

Vốn đầu tư :

Vốn đầu tư xây dựng nhà máy phong điện là 50 Triệu USD Vốn đầu tư xây dựng nhà máy điện địa nhiệt: 20 Triệu USD

Hình thức đầu tư: áp dụng các hình thức đầu tư trong và ngoài nước.

Ðịa chỉ liên lạc:

- Sở Công nghiệp Bình Ðịnh, 59-61 Lê Hồng Phong- Qui Nhơn.
Tel: 056- 822455- 8 12 16 l ; Fax: 84-056-825403

- Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Bình Ðịnh. Ðịa chỉ: 35 Lê Lợi - thành phố Qui Nhơn- Tỉnh Bình Ðịnh. Tel: 056-824015- 822628. Fax: 84-56-824509